Lịch sử phát triển Cầu lông

Battledore and shuttlecock (trò chơi cầu lông) năm 1804Trò chơi cầu lông. 1854, từ một bản lưu của John Leech Archive[1]

Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo.[2] Các bức ảnh đầu tiên cho thấy người Anh thêm cái lưới vào trò chơi cầu lông truyền thống của mình. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi còn biết đến với tên Poona.[2][3] Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban đầu, quả bóng len đề cập tới ở ball badminton được tầng lớp thượng lưu yêu thích hơn khi trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng quả cầu lông. Trò chơi được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi.

Riêng Hanetsuki - đánh cầu kiểu Nhật là một trò chơi đánh cầu truyền thống vào đầu năm mới, sử dụng một chiếc vợt gỗ có dạng hình mái chèo được gọi là Hagoita và chiếc cầu làm bằng quả bồ hòn có màu đen, tròn và cứng. Trò chơi này bắt nguồn từ thời Heian, được chơi vào các ngày Tết ở Hoàng cung và sau đó được phổ biến rộng rãi. Vào giữa thời Edo, vợt Hagoita được trang trí rực rỡ và trở thành một món đồ mỹ nghệ thường được tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.Năm mới đầu tiên sau khi một đứa trẻ được sinh, để kỷ niệm sự kiện quan trọng của đứa bé này: người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ và họ hàng sẽ gửi tặng chiếc vợt Hagoita cho bé gái và một bộ cung tên Hamayumi(được làm phép có tác dụng trừ ma quỷ) cho bé trai. Hai vật này được người dân thời xưa quan niệm rằng sẽ đem lại may mắn và xua đuổi những điềm xấu trong dịp năm mới. Đi cùng với chiếc vợt Hagoita còn có cầu Hane, làm từ hạt quả bồ hòn có màu đen và gắn lông chim. Trong tiếng Nhật, quả bồ hòn được gọi là mukuroji, viết bằng chữ Hán với ý nghĩa “đứa trẻ không bị đau ốm”. Ngày xưa, mỗi khi bệnh dịch hoành hành người ta thường nghĩ nguyên nhân chính là do muỗi truyền bệnh. Vì vậy, khi chơi Hanetsuki, nhìn cầu Hane bay trên không khí giống như con chuồn chuồn bay và chuồn chuồn sẽ ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông sẽ như một điều giúp tránh được dịch bệnh.Dần dần, Hagoita không chỉ được dùng để chơi Hanetsuki, mà còn được dùng như một món quà tặng hoặc vật trưng bày. Hagoita thường được bán tại các hội chợ truyền thống được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tại Tokyo, Hagoita cũng được bán tại cái ngôi đền, du khách có thể mua để làm quà hoặc làm vật lưu niệm. Riêng với người Việt Nam, môn thể thao tương tự hanetsuki là trò đánh yến mà ngày nay chỉ dành cho những dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House, ở vùng Gloucestershire, thuộc quyền sở hữu của Duke of Beaufort, đã nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chỉ ra được khi nào và tại sao cái tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Vào đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ chơi ở Luân Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, Badminton Battledore – a new game (cầu lông - trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu nào sót lại.[4] Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu tả cầu lông như là "battledore and shuttlecock played with sides, across a string suspended some five feet from the ground" (trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây vắt ngang sân với độ cao 5 feet).[5] Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ, dù trò chơi đã rất phổ biến ở đó vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên được xây dựng ở Poonah năm 1873.[4][5] Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877 tại Karachi Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập ra bộ luật hoàn chỉnh.[6]

Đến đầu năm 1875, những cựu binh trờ về từ Ấn Độ lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild).[4] Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.[7]

Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.

Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.

Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.

Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ thành môn thi đấu chính thức tại Olympic.

Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên ấy, Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic.

Ở Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ.

Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất giải đôi nữ.

Bốn năm trước, Indonesia một lần nữa giành giải đôi nam, nhưng Trung Quốc vẫn giành nhiều huy chương vàng nhất.

Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000.

Và hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode.

Dù có khởi nguồn từ Anh, các nam vận động viên cầu lông đẳng cấp quốc tế ở châu Âu chủ yếu đến từ Đan Mạch. Mặt khác, các quốc gia châu Á lại chiếm ưu thế vượt trội. Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Malaysia cùng với Đan Mạch là các quốc gia đi đầu ở môn thể thao này trong vài thập niên vừa qua, với Trung Quốc hiện đang là nước dẫn đầu trong vài năm gần đây.